Khác biệt giữa hàng xóm Việt Nam và tại Mỹ

"Bán anh em xa không bằng mua láng giềng gần". Thật vậy, sống ở bất cứ đâu, những người hàng xóm luôn là cầu nối để tạo nên những giá trị tình cảm tốt đẹp hay những niềm vui mà cuộc sống mang lại khi chúng ta là hàng xóm với nhau. Cùng tìm hiểu xem những người hàng xóm của Mỹ và Việt Nam giống nhau, khác nhau ở điểm nào?

Có điểm chung về quan niệm Tôn giáo giữa láng giềng.

Thật kì lạ là Mỹ và Việt Nam là hai đất nước có nền văn hóa hoàn toàn khác nhau, nhưng giữa những người hàng xóm ở hai đất nước chúng ta lại có những điểm chung dễ dàng nhận thấy.

Ở Mỹ cũng như Việt Nam, trong những con hẻm, mọi người sống hòa đồng với nhau, gọi nhau là chú dì, cô bác như bà con thân thích, chẳng ai quan tâm tới người này, người kia theo đạo giáo nào. Cùng chung khu phố, có những gia đình công giáo, cuối tuần họ thường đi lễ nhà thờ, nhưng trước khi đi họ thường nhờ những gia đình khác đạo bên cạnh trông giúp nhà, thậm chí họ còn nhờ trông coi cửa hàng buôn bán của mình. Thỉnh thoảng có gia đình tổ chức cầu kinh tại gia, những gia đình hàng xóm bên cạnh tự nguyện vặn nhỏ tivi, tuyệt đối không hát karaoke để cho họ hành lễ.

Ở thôn quê Việt Nam cũng thế, khi bà con Công giáo đi lễ đều gửi nhà nhờ bà con đạo Phật trông coi giúp. Phật tử cũng vậy, khi đi chùa đều nhờ nhà Công giáo bên cạnh trông coi nhà, có khi gửi chìa khóa cửa nhờ giữ giúp.

Người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, người khác tín ngưỡng đều mang đặc tính giống nhau. Kẻ nào phân biệt, chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo đều bị lên án và loại trừ. Ở một đất nước mà người dân đều tôn trọng tín ngưỡng của nhau, biến các ngày lễ trong tôn giáo thành lễ hội chung, đó là nền tảng của tình đoàn kết dân tộc, thành tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhìn vào các quốc gia có xung đột sắc tộc đẫm máu, chúng ta càng tự hào với sự đoàn kết, yêu thương nhau giữa giáo dân các tôn giáo trên đất nước, quê hương mình.  

Cách ứng xử, giao tiếp với hàng xóm

Mỹ và Việt Nam đều có điểm chung là sự hòa đồng và xởi lởi giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau. Nhưng cá tính và văn hóa đã tạo nên nét khác biệt trong giao tiếp, ứng xử của hai đất nước này.

Đối với Mỹ:

Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm.

Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa Châu Á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ – nếu ai đó nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì có thể là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”.

Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang máy, tàu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn.

Đối với Việt Nam:

Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng. Nguyên nhân này khiến cho văn hóa giao tiếp của người Việt Nam rất coi trọng việc giao tiếp, và được thể hiện ở 2 điểm chính sau:

Chủ nhà thích có khách viếng thăm. Việc khách đến nhà thăm là hành động biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, của xóm làng, nhằm giúp thắt chặt thêm mối quan hệ.

Chủ nhà có tính hiếu khách: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không bằng đói bữa”. Khi có khách đến nhà, cho dù là người thân quen hay xa lạ, thì chủ nhà luôn tiếp đãi khách một bữa thịnh soạn cho dù gia cảnh lúc đó có khó khăn, tính hiếu khách càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn về những vùng hẻo lánh, hay miền rừng núi xa xôi.

Tuy nhiên trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam, thì người Việt nam lại có một đặc tính đó là sự rụt rè. Sự tồn tại của hai tính cách trái ngược này xuất phát từ đặc tính cơ bản là tính cộng động và tính tự trị. Trong môi trường có tính cộng đồng thì người Việt Nam giao tiếp rất cởi mở, nhưng vào môi trường mà tính ngự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam luôn tỏ ra rụt rè. Có thể nói chúng chính là hai mặt cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử của người Việt Nam.

CALI VISA

 

 Bạn cần tư vấn về di trú Mỹ. Đừng ngần ngại, CALI VISA luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc:

 Điện thoại      : (028) 3838.4568 / 3838.4569

 Hotline           : 0901.440.666

 Facebook       : https://www.facebook.com/calivisa/

 Email             : vietnam@calivisa.vn

 Website         : http://calivisa.vn/

 

Danh mục

Video giới thiệu công ty

Hotline 0901.440.666

Liên Hệ Facebook